A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thành công với mô hình nuôi ong lấy mật

Tại huyện Bắc Sơn có một người nông dân đã thành công với nghề nuôi ong lấy mật đó là anh Đàm Văn Liên, trú thôn Tân Vũ, xã Tân Thành, huyện Bắc Sơn.

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong của anh Đàm Văn Liên đúng thời điểm gia đình anh đang thu mật. Từng cầu ong nặng trĩu trên tay trong đó là những giọt mật vàng óng. Anh Liên cùng những những người bạn tiến hành quay mật. Tiếng mật văng vào thành thùng thật vui tai. Từng giọt mật vàng óng, ngọt lịm cứ thế tuân chảy. Được biết anh Liên không thu hoạch mật hàng loạt mà anh cho kiểm tra từng tổ. Cầu nào mật già mới tiến hành thu hoạch. Như vậy mật sẽ đặc và ngon hơn.

Anh Đàm Văn Liên (Bên tay phải) phổ biến kỹ thuật nuôi ong cho các hộ tham quan

Anh Liên sinh ra và lớn lên ở huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Năm 2020 tình cờ anh đến xã Tân Thành, huyện Bắc Sơn. Nhận thấy nơi này khí hậu trong lành, nhiều các loại hoa trái, diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên nhiều nên rất phù hợp cho đàn ong phát triển, nên anh đã bàn với gia đình mua 10 ha đất đồi tại thôn Tân Vũ, xã Tân thành vừa nuôi ong, vừa phát triển nghề trồng rừng. Bản thân anh có niềm đam mê với công việc nuôi ong lấy mật từ khi còn trẻ. Đến nay anh liên 52 tuổi thì đã có gần 30 năm gắn bó với công việc nuôi ong mật. Nuôi ong mật đã trở thành nghề cho thu nhập chính của gia đình. Hiện gia đình anh Liên có trên 200 tổ. Với gần 30 năm kinh nghiệm và tình yêu đối với loài ong mật, anh Đàm Văn Liên đã nắm rõ kỹ thuật phòng, trừ bệnh, gây chúa, tách đàn…Điều đặc biệt là đàn ông của anh Đàm Văn Liên nuôi hoàn toàn tự nhiên. Với bán kính khoảng 3km, hằng ngày những con ong thợ sẽ đi lấy phấn của các loại hoa như: nhãn, vải, cam, quýt, các loại hoa trên rừng về làm mật. Đặc biệt vào mùa tháng 3, tháng 4 âm lịch, hoa bồ đề xung quanh nở nhiều khiến vị mật ong có vị ngọt dịu mát được khách hàng rất ưa chuộng, đặc biệt là khách Hà Nội. Anh Đàm văn Liên chia sẻ: Muốn nuôi ong mật thành công thì nắm vững kiến thức, chọn những nơi môi trường trong lành, nhiều các loại hoa đặc biệt không bị ô nhiễm về thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.                  

Do hoàn toàn nuôi dựa vào tự nhiên nên sản lượng mật cũng không đều, năm thời tiết thuận lợi hoa nở nhiều thì sản lượng có thể đạt hơn 2 tấn. Nhưng năm nay theo anh Liên thì thời tiết không thuận cho việc nuôi ong nên sản lượng mật ước chỉ đạt khoảng 1 tấn. Với giá bán buôn 1 lít 200 nghìn đồng thì năm nay dự kiến nghề nuôi ong lấy mật sẽ mang lại cho gia đình 200 triệu đồng. Để đàn ong ngày một phát triển anh Liên mong muốn sản phẩm mật ong của mình được cơ quan chức năng quan tâm cấp giấy chứng nhận VietGAP, tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước, hỗ trợ mua máy hạ thuỷ phần mật ong. Ông Vi Văn Huyến, Chủ tịch UBND xã Tân Thành, huyện Bắc Sơn cho biết: anh Đàm Văn Liên đã xây dựng thành công mô hình nuôi ong, mở ra hướng phát triển kinh tế mới tại địa phương. Xã cũng đã liên hệ với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện để giúp anh Liên thực hiện các thủ tục đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Anh Đàm Văn Liên thu lứa mật ong đầu mùa

Vừa để đàn ong có nguồn thức ăn đa dạng, vừa phát triển kinh tế rừng, anh Đàm Văn liên đã trồng kín 10ha cây đàn hương và trồng xen canh cây chè hoa vàng. Đây là hai loại cây dược liệu quí có giá trị kinh tế cao. Mô hình nuôi ong mật, trồng rừng của gia đình anh Đàm Văn Liên đã tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động, tạo việc làm theo thời vụ cho nhiều lao động tại địa phương với mức thu nhập khá. Xây dựng thành công mô hình nuôi ong mật, anh Đàm Văn liên sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệp, giúp đỡ những hộ cùng chí hướng để cùng phát triển.

 Có thể khảng định với việc xây dựng thành công mô hình nuôi ong lấy mật đã không chỉ giúp gia đình anh Liên có thêm thu nhập mà còn tạo ra hướng phát triển kinh tế mới với bà con nhân dân trong vùng, từ đó góp phần thực hiện tốt phong trào phát triển kinh tế xã hội tại địa phương./.


Tác giả: Lộc Huệ - Dương Lan

Thông tin tuyên truyền

Thông tin tổng hợp

Liên kết website

Tổng số câu hỏi: 1

Thống kê truy cập

Đang online : 3
Hôm nay : 202
Trong tháng : 1.796
Tất cả : 73.369